Tại buổi làm việc, các BQLDA xoay quanh những vấn
đề về chi phí QLDA, về năng lực, thiết kế của tổ chức tư vấn giám sát, công tác
kiểm định chất lượng công trình, quy chế phối hợp giữa chủ đầu tư và QLDA.
Trưởng BQLDA Cần thơ - Trần Lái cho biết, trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ BQL gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Việc bố trí
vốn để thực hiện đầu tư kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, gây yếu tố
trượt giá làm tăng tổng mức đầu tư.

Ông Lái kiến nghị, cần tính lại chi phí QLDA, vì
hiện nay các chi phí này rất thấp, thời gian thực hiện kéo dài ảnh hưởng đến
việc thực hiện dự án. Đồng thời đề nghị cho phép thành lập hiệp hội nghề nghiệp
QLDA; quy định lại việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cho cán bộ của ban.
Còn Giám đốc BQLDA Trà Vinh, ông Trần Quốc Sự cho
biết, có quá nhiều vướng mắc trong xây dựng cơ bản như: Tư vấn, lập dự án, thiết
kế, thẩm tra… Bên cạnh đó, năng lực điều hành dự án của nhân viên chưa tốt; chủ
đầu tư hầu như mới được thành lập dẫn đến thiếu kinh nghiệm, không hiểu về kỹ
thuật nên phó mặc cho đơn vị tư vấn; sự phối kết hợp giữa các đơn vị tư vấn manh
mún, mạnh ai nấy làm; phân giao trách nhiệm giữa chủ đầu tư và BQL chưa rõ ràng,
kém hiệu quả.
Theo BQLDA TP Cần Thơ, hiện nay BQLDA được Bộ
GTVT ủy quyền làm chủ đầu tư 1 dự án và UBND TP giao làm chủ đầu tư 23 dự án với
tổng mức đầu tư là 9.245,910 tỷ đồng (không bao gồm tổng mức đầu tư dự kiến của
10 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư).
BLQDA chú trọng xây dựng kỹ năng, giải pháp kỹ
thuật, phương pháp quản lý vừa đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Công tác quản lý
chất lượng là trọng tâm và tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây
dựng. Cải tiến các quy trình, các công đoạn theo dõi, quản lý, thực hiện dự án
ngày càng hiệu quả.
Trong các năm qua, do ảnh hưởng từ sự của thị
trường nên giá cả vật tư có nhiều biến động, Nhà nước thay đổi nhiều cơ chế,
chính sách qua từng năm, bổ sung theo đơn giá mới, bổ sung các thành phần chi
phí điều chỉnh nguyên, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, nhân công, máy thi công
theo các cho phù hợp. Do vậy, nhu cầu vốn của các dự án tăng so với khi duyệt
ban đầu dẫn đến tăng tổng mức đầu tư.
Việc quyết toán công trình hoàn thành phụ thuộc
vào thời gian thực hiện công tác kiểm toán quyết toán và phụ thuộc vào thời gian
trình thẩm tra phê duyệt quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính. Vì vậy, để
đảm bảo tuân thủ thời gian quyết toán công trình, đề nghị tăng thời hạn quyết
toán hoàn thành công trình.
Quá trình thực hiện có nhiều vướng mắc trong công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, dẫn đến thời gian bàn giao mặt bằng cho
các đơn vị thi công kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công của các nhà
thầu.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trịnh Đình
Dũng khẳng định, công tác QLDA là hết sức quan trọng, chính vì vậy Bộ Xây dựng
đặc biệt quan tâm.
Buổi làm việc hôm nay ngoài việc nắm thêm tình
hình hoạt động của BQLDA các tỉnh Nam bộ còn là giúp Bộ có thêm đóng góp cho
việc xây dựng Luật Xây dựng sửa đổi.
Bộ trưởng cho biết, Luật Xây dựng 2003 chủ yếu
theo nguyên tắc thị trường nên sự quản lý của Nhà nước bị coi nhẹ, gây ra thất
thoát vốn của Nhà nước, chất lượng công trình thấp làm ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng và chất lượng của nền kinh tế. Chính vì vậy cần phải sớm sửa Luật Xây
dựng để phù hợp với thực tế.
Quan điểm xuyên suốt của Luật Xây dựng sửa đổi là
các nguồn vốn khác nhau phải quản lý khác nhau do vậy các địa phương phải thành
lập các BQLDA chuyên ngành, chuyên nghiệp hơn. Với các đề nghị của các BQLDA, Bộ
trưởng giao các cục, vụ, viện nghiên cứu đưa vào luật.
Mạnh Cường