
Đây là một trong các nhiệm vụ của Đề án nâng cao
chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch vừa được Thủ
tướng Chính phủ phê
duyệt.
Hoàn thiện thể chế về công tác quy
hoạch
Một trong các giải pháp của Đề án là hoàn thiện
thể chế về công tác quy hoạch. Cụ thể, xây dựng, trình Quốc hội xem xét ban hành
Luật Quy hoạch (theo tinh thần Nghị
quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020).
Việc xây dựng, trình Quốc hội xem xét ban hành
Luật Quy hoạch với định hướng cơ bản là xây dựng Luật Quy hoạch có phạm vi điều
chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nước, tránh tình
trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các loại quy hoạch; tập trung công tác thẩm
định và phê duyệt quy hoạch vào một đầu mối. Tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập
trung, do một đầu mối chịu trách nhiệm; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra
quá trình thực hiện quy hoạch.
Tiếp tục hoàn thiện Luật Đất đai, xác định rõ vai
trò của Quy hoạch sử dụng đất, các cấp quy hoạch sử dụng đất trong luật đất đai
sửa đổi.
Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện các quy định về Quy hoạch xây dựng,
Quy hoạch đô thị, Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong Luật Xây dựng,
Luật Quy hoạch đô thị và các Luật chuyên ngành nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa
các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về công tác quy hoạch.
Nâng cao chất lượng quy
hoạch
Giải pháp khác của Đề án là nâng cao chất lượng
quy hoạch. Theo đó, tăng cường công tác tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng và các
chủ thể tham gia trong quá trình lập quy hoạch, đặc biệt là sự tham gia ý kiến
của các nhà khoa học có kinh nghiệm về lĩnh vực quy hoạch.
Mặt khác, đổi mới quy trình và phương pháp lập
quy hoạch phát triển một cách khoa học, từ tổng thể chung của cả nước đến các
vùng và địa phương nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các loại quy hoạch.
Cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
quy hoạch, trong đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà
nước trong quá trình triển khai lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Tăng
cường công tác kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch của các Bộ, ngành và địa
phương, trong đó tập trung vào các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm được
xác định trong quy hoạch và các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước.
Giao kế hoạch vốn lập quy hoạch phát triển hàng
năm trên cơ sở thống nhất giữa đầu mối quản lý nhà nước về danh mục quy hoạch
với giao kế hoạch vốn nhằm khắc phục chồng chéo và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
các dự án quy hoạch.