(Xây dựng) - Xác định được việc quy hoạch đô thị đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn liền với đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Vì vậy những năm qua, Thanh Hóa luôn quan tâm đến quy hoạch phát triển đô thị.
|
Thanh
Hóa đã và đang xây dựng các chương trình phát triển đô thị, hình thành
các khu vực phát triển đô thị để quản lý, kiểm soát phát triển đô thị
theo quy hoạch và kế hoạch (ảnh: V.T). |
Thực
hiện Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ: Ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW
ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát
triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
cùng với sự quan tâm trong công tác quy hoạch đô thị, tạo động lực tăng
trưởng vùng của tỉnh Thanh Hóa những năm qua, vì vậy diện mạo đô thị tại
Thanh Hóa đang dần khởi sắc, hệ thống hạ tầng đô thị được cải thiện rõ
rệt, nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp và được đầu tư xây dựng mới
kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nhiều đô thị mới, quy mô lớn
ra đời, với những công trình kiến trúc hiện đại.
Hiện
nay, tỉnh Thanh Hóa có 34 đô thị, trong đó: 1 đô thị loại I; 2 đô thị
loại III; 1 đô thị loại IV, 30 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đạt
khoảng 38%. Thanh Hóa cũng đã hoàn thành việc mở rộng địa giới hành
chính toàn bộ các thị trấn hiện có, thành lập thành phố Sầm Sơn, thành
lập thị xã Nghi Sơn, thành lập thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn, thành
lập thị trấn Yên Lâm, thị trấn Quý Lộc, công nhận 4 khu vực đạt tiêu
chí đô thị loại III, công nhận 3 khu vực đạt tiêu chí đô thị loại IV,
công nhận 23 khu vực đạt tiêu chí đô thị loại V.
Với
đặc thù về điều kiện tự nhiên và địa hình nên mạng lưới đô thị của tỉnh
Thanh Hóa tập trung phần lớn ở khu vực đồng bằng và ven biển, có nhiều
điều kiện phát triển đô thị (gồm 16 huyện, thị xã, thành phố với 22 đô
thị); hệ thống đô thị vùng này phân bố tương đối đồng đều, riêng huyện
Thọ Xuân hiện có 3 đô thị (gồm thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị
trấn Sao Vàng), huyện Yên Định có 2 đô thị (gồm thị trấn Quán Lào, thị
trấn Thống Nhất), huyện Triệu Sơn có 2 thị trấn (gồm thị trấn Triệu Sơn,
thị trấn Nưa). Vùng miền núi phía Tây có địa hình phức tạp, nhiều vùng
bị chia cắt bởi sông và núi cao, hệ thống giao thông kém phát triển, số
lượng đô thị ít (gồm 11 huyện với 12 đô thị).
Hệ
thống đô thị tỉnh Thanh Hóa được phát triển trên cơ sở phát triển 4
trung tâm kinh tế động lực, gồm: Trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa -
thành phố Sầm Sơn với phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chú
trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, du lịch biển, du lịch văn hóa;
phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trung tâm động lực phía
Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn) với mục tiêu phát triển đa ngành, đa lĩnh
vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, công nghiệp
chế biến chế tạo gắn với khai thác hiệu quả Cảng biển Nghi Sơn. Trung
tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn) tập trung phát triển công
nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến chế tạo; chế biến nông, lâm sản, dược
phẩm, da giày, dịch vụ, du lịch. Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn -
Sao Vàng) với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công
nghiệp hàng không, điện tử viễn thông, công nghiệp công nghệ cao; du
lịch di sản. Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cũng phát triển các khu công
nghiệp tập trung, các khu kinh tế tổng hợp ven biển và cửa khẩu nhằm
khai thác các tiềm năng, thế mạnh, tạo ra các động lực, cực tăng trưởng
chủ đạo hoặc cực tăng trưởng thứ cấp quốc gia có sức cạnh tranh và sự
lan tỏa trong cả nước và khu vực.
Các
hành lang kinh tế động lực theo hướng Bắc – Nam (hành lang kinh tế ven
biển; hành lang biên giới; hành lang hỗ trợ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh)
cơ bản đã đóng vai trò quan trọng trong kết nối không gian, các vùng,
các cực tăng trưởng, các đô thị động lực chủ đạo và thứ cấp… Tạo nên bộ
khung xương sống, huyết mạch chính của tỉnh Thanh Hóa.
Các
đô thị cơ bản được hình thành và bố trí hợp lý tại các vùng đô thị hóa
cơ bản; tạo mối liên kết, phối hợp, chia sẻ chức năng trong mỗi vùng,
gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng. Đồng
thời dành nguồn lực phù hợp kể cả tài chính, cơ chế chính sách để đầu
tư, phát triển các đô thị trung bình và nhỏ, trên cơ sở khai thác triệt
để các lợi thế, tiềm năng của tất cả các vùng, liên kết hỗ trợ nhau kể
cả khu vực nông thôn, làm cho tất cả các vùng đều phát triển.
|
Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở. |
Với
những thành quả đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa đang đề ra mục tiêu giai
đoạn đến năm 2025 dự kiến thành lập mới 14 thị trấn, sáp nhập huyện Đông
Sơn với thành phố Thanh Hóa; đến năm 2025, toàn tỉnh có 47 đô thị các
loại. 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung, quy
hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát
triển đô thị; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí
phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo
dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị. Đến 2025, tổng dân số khu
vực thành thị gồm cả quy đổi đạt trên 1,69 triệu người, tỷ lệ đô thị
hóa đạt 40% trở lên; tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất
tự nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9%.
Giai
đoạn đến 2030: Giai đoạn 2026 - 2030 tiếp tục đầu tư, chỉnh trang và
nâng cấp các đô thị hiện có, đồng thời nghiên cứu nâng cấp, sáp nhập một
số đô thị trên địa bàn tỉnh; đến năm 2030, toàn tỉnh có 47 đô thị. Xây
dựng các thành phố: Thanh Hoá, Sầm Sơn và các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn
trở thành đô thị thông minh. Đến năm 2030, dân số khu vực thành thị gồm
cả quy đổi đạt trên 2,23 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% trở lên;
Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng
1,9 - 2,3%.